ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8

Thứ hai - 08/04/2019 23:48
ôn tập kiến thức trọng tâm theo chuẩn kt-kn cho HS

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018-2019

I/ Trắc nghiệm:
 1/ Dấu hiệu chứng tỏ đầu thế kỉ XX Nhật Bản là nước đế quốc:
 
  1. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông nghiệp.
  2. Thiên Hoàng Minh Trị nắm mọi quyền hành.
  3. Quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.
  4. nhiều công ti độc quyền xuất hiện,gây chiến tranh xâm lược và bành trướng lãnh thổ.
 2/ Vì sao trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất sang giai đoạn hai Mĩ mới nhảy vào tham chiến:
 
  1. là nước yếu không dám tham chiến.                    B.do nhân dân Mĩ lên án việc tham chiến.
C.đứng ngoài để bán vũ khí và theo dõi ưu thế thuộc về phe Hiệp ước mới nhảy vào chia phần thắng lợi.
D.không có ý nào đúng.
 3/ Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra:
  A. từ năm 1914 đến năm 1919 .                                        B. từ năm 1913 đến năm 1918.
  C. từ  năm 1914 đến năm 1918 .                                       D. từ năm 1914 đến năm 1917.                                  
 4/ Những thông tin nào sau đây là đúng:
 
  1. năm 1917 nước Nga tiến hành một cuộc cách mạng.
  2. năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng.
  3. cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ được chính phủ Lâm thời Tư sản.
  4. cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra ở Mĩ.
 5/ Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai là:
 A. chính quyền tư sản.                                                                          B. chính quyền phong kiến.
 C. chính phủ tư sản và chính quyền xô viết song song tồn tại.             D. nền chuyên chính công nông.
6/ Nguyên nhân dẫn đến sự thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ( Liên Xô)  (12/1922) :
 
  1. dựa trên cơ sở tự nguyện của toàn thể các dân tộc Nga.
  2. do sự cưỡng bức của Lê-Nin và Đảng Bôn sê vich.
  3. do sự hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên đất nước Nga.
  4. dựa vào sự giúp đỡ của các nước bên ngoài.
 7/ Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là:
 
  1. các nước tư bản không quản lí,điều tiết nền sản xuất.
  2. các nhà tư bản sản xuất hàng hóa “ồ ạt” chạy theo lợi nhuận dẫn đến “cung” vượt hơn “ cầu”.
  3. nông dân không mua được hàng hóa.
  4. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
 8/ Hãy xác định giải pháp mà  giới cầm quyền Nhật bản lựa chọn để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng:
 
  1. thực hiện chính sách quân sự hóa đất nước,gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.
  2. thực hiện một số cải cách có quy mô lớn trên toàn nước Nhật.
  3. tham khảo chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
  4. khôi phục các ngành công nghiệp, tài chính, ngân hàng, giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân.
 9/ Biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước Anh,Pháp,Mĩ là:
  A. đổ hàng hóa ế thừa xuống biển                B. cải cách kinh tế,xã hội.                           
  C. đóng cửa một số nhà máy,xí nghiệp.   D. phát xít hóa bộ máy thống trị và phát động chiến tranh xâm lược.
 10/ Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc diễn ra nhằm mục đích:
 
  1. chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc
  2. yêu cầu bọn thực dân,đế quốc tăng lương, giảm giờ làm cho người dân.
  3. Đòi phong kiến Mãn Thanh phải thực hiện cải cách dân chủ tiến bộ.
  4. Cả A và C đều đúng.
 11/ Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mĩ thể hiện:
 A. Mĩ là chủ nợ của các nước tư bản .               B. Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới .                    
 C. Mĩ đứng đầu thế giới về sản xuất máy bay, ô tô,dầu lửa, thép.                   
 D. nước Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp,thương mại,tài chính quốc tế.
 12/ Đảng cộng sản đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á là:
 A. Đảng cộng sản Thái Lan                                     B. Đảng cộng sản Việt nam
 C. Đảng cộng sản Phi-lip-pin                                  D. Đảng cộng sản In-dô-nê xia
 13/ Hãy điền tiếp vào phần dấu chấm sao cho đúng:
  -Năm…………….chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này là……………………………………………………………………...duyên cớ cuộc chiến tranh ………………
…………………………………………….
  - Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước Đế quốc hình thành hai khối quân sự lớn, phe Liên minh bao gồm…………… .……….phe Hiệp ước gồm……………………………………..
 14/ Tháng 3/1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách……………………………….do Lê-Nin đề xướng.
-Nội dung chủ yếu của chính sách mới: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng…………lương thực, thực hiện……………………… mở lại …………………cho phép tư nhân ………………………
 Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
15/ Do mâu thuẫn giữa các nước …………………………….tiếp tục nảy sinh vấn đề thị trường và thuộc địa. Khủng hoảng kinh tế…………………………………1929-1933 làm cho mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt và chính sách cùng thù địch……………………………..dẫn tới việc cầm quyền…………………………ở Đức,Ý,Nhật gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
16  Hãy ghép cột sự kiện với cột thời gian sao cho đúng:
 
CỘT A CỘT B GHÉP
1/ Kẻ đưa nước Đức trở thành lò lửa chiến tranh a/ Ru-dơ-ven 1 ghép với…..
2/ Tác giả của chính sách mới đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế là b/ Tôn Trung Sơn 2 ghép với….
3/ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 c/ Hít-le 3 ghép với….
4/ Đảng cộng sản đầu tiên được thành lập ở Đông nam á d/ Việt nam 4 ghép với….
  e/ In-đô-nê-xia  
17/ Sự ra đời của các Đảng cộng sản:
 
CỘT A CỘT B GHÉP
1/ Tháng 5/1920 a/ Đảng cộng sản Việt Nam 1 ghép với…..
2/ Tháng 2/ 1930 b/ Đảng cộng sản In-đô-nê-xia 2 ghép với….
3/ Tháng 4/1930 c/ Đảng cộng sản Mã Lai và Xiêm 3 ghép với….
4/  Tháng 11/1930 d/ Đảng cộng sản Lào 4 ghép với….
  e/ Đảng cộng sản Phi-líp-pin  
II/ Tự luận:
1/ Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
2/ Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
3/ Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Hậu quả?
4/ Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước TB có cách giải quyết ra sao?
5/ Hãy đánh giá xem chiến tranh thế giới đã gây nên tai họa khủng khiếp như thế nào đến sự phá hoại môi trường sống của con người?
6/ Trong thập niên 20 của thế kỉ XX kinh tế Mĩ và Nhật Bản có gì giống  và khác nhau?
7/ Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
8/ Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu nước? Em hãy kể tên các quốc gia Đông Nam Á?







ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 HKII – NH 2018 – 2019
A. TRẮC NGHIỆM :
I. KHOANH TRÒN VÀO CÂU ĐÚNG NHẤT :
1/ Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta vào thời gian :
A. 01/09/1856                  B. 01/09/1857                      C. 01/09/1858             D. 01/09/1859
2/ Nguyên nhân cơ bản của việc thực dân Pháp xâm lược VN là :
A. bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân VN bị sát hại
B. nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp vào VN buôn bán
C. khai hóa văn minh cho người VN
D. chiếm VN thành thuộc địa, phục vụ phát triển kinh tế và căn cứ quân sự của chúng
3/ Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt ( 11/1888 ), phong trào Cần Vương đã :
A. chấm dứt
B. vẫn duy trì và dần dần quy tụ thành cuộc khởi nghĩa lớn
C. chỉ diễn ra ở Trung Kì
D. vẫn tiếp tục hoạt động cầm chừng
4/ Tinh thần anh dũng chống giặc của nhân dân ta khi Pháp kéo quân ra Hà Nội là :
A. đốt cháy kho đạn, không bán lương thực cho Pháp, tự tay đốt cháy các nhà cửa để tạo thành các bức tường lửa chặn bước tiến của giặc Pháp
B. không chống trả, mặc cho cho giặc cướp bóc đốt phá nhà cửa
C. bỏ nhà cửa chạy tránh giặc, phiêu tán khắp nơi
D. lực lượng yếu ớt không giám chống trả
5/ Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc ra độc lập là :
A. triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hac-măng ( 1883 ) và Pa-tơ-nốt ( 1884 )
B. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An – cửa ngõ kinh thành Huế, triều đình phải xin đình chiến
C. vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn
D. quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, đại diện triều đình là Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn ( 1882 )
6/ Nửa cuối TK XIX, các quan lại sĩ phu nước ta đưa ra những đề nghị cải cách canh tân đất nước vì :
A. đây là những người không có lòng yêu nước, thương dân
B. đó là nhiệm vụ bắt buộc của các quan lại phụ trách đất nước
C. họ muốn sau này được lịch sử ca ngợi
D. họ là những người yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh để có thể đương đầu với kẻ thù
7/ Kết quả đề nghị cải cách, canh tân đất nước của các sĩ phu yêu nước là :
A. được triều đình thực hiện mạnh mẽ và triệt để
B. tất cả các cải cách bị triều đình cự tuyệt
C. thực hiện nhưng mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc
D. được vua Tự Đức và quan lại triều đình đánh giá rất cao
8/ Vào những năm 60 của TK XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách :
A. cải cách kinh tế, xã hội
B. cải cách duy tân
C. ngoại giao mở cửa
D. nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
9/ Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất :
A. chính sách “ chia để trị”
B. chính sách “ dùng người Pháp trị người Việt”
C. chính sách “ đồng hóa dân tộc Việt Nam”
D. chính sách “ khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam
10/ Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để :
A. phát triển nền giáo dục Việt Nam
B. khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam
C. do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp
D. do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao
11/ Giai cấp, tầng lớp nào ở VN ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề :
A. giai cấp tư sản dân tộc                                       B. tầng lớp tiểu tư sản
C. giai cấp công nhân làm thuê                              C. giai cấp nông dân
12/ Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là :
A. những người buôn bán, chủ doanh nghiệp
B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân
C. những nhà thầu khoán, đại lý
D. chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán
13/ Đầu TK XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam :
A. cuộc Duy tân của Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật ( 1868 )
B. học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc ( 1905 )
C. tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản
D. sự ra đời của chủ nghĩa Mác
14/ Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới – dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước VN chủ trương theo hai hướng, đó là :
A. bạo động và cải cách
B. đánh Pháp và hòa Pháp
C. theo phương Tây và theo Nhật
D. dựa vào Nhật và dựa vào Pháp
15/ Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu TK XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân :
A. chủ trương dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân
B. chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp
C. chủ trương thỏa hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập
D. chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội
16/ Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là :
A. đưa người VN sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp
B. đưa thanh niên VN sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng VN
C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp VN đánh Pháp
D. đưa thanh thiếu niên VN sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
D. chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở
II. GHÉP THỜI GIAN VỚI SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ VỚI SỰ KIỆN  :
17/a. Ghép thời gian với sự kiện
 
Thời gian Sự kiện Trả lời
1/ năm 1858 a/ công xã Pa-ri là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới 1 ghép với …
2/ năm 1871 b/ chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 2 ghép với …
3/ năm 1911 c/ thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta 3 ghép với …
4/ năm 1914 d/ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới 4 ghép với ...
  e/ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  
17/b.
 
Thời gian Sự kiện Trả lời
1/ 1858 - 1884 a/ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất 1 ghép với …
2/ 1897 - 1918 b/ từ khi Pháp xâm lược đến Hiệp ước Pa-tơ-nốt 2 ghép với …
3/ 1884 - 1913 c/ khởi nghĩa Hương Khê 3 ghép với …
4/ 1885 - 1895 d/ phong trào Cần Vương 4 ghép với …
  e/ khởi nghĩa Yên Thế  
18/a. Ghép nhân vật lịch sử với sự kiện :
 
Nhân vật Sự kiện Trả lời
1/ Nguyễn Trung Trực a/ khi thành mất, ông thắt cổ tự tử 1 ghép với …
2/ Nguyễn Tri Phương b/ “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” 2 ghép với …
3/ Hoàng Diệu c/ khi thành mất, ông bị thương, bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết 3 ghép với …
4/ Tôn Thất Thuyết d/ chế tạo thành công súng trường theo kiểu súng của Pháp 4 ghép với …
  e/ người cầm đầu phe chủ chiến chống Pháp  
   18/b.
 
Nhân vật Sự kiện Trả lời
1/ Phan Bội Châu a/ lãnh đạo phong trào nông dân Yên Thế 1 ghép với …
2/ Phan Châu Trinh b/ tham gia mở trường học Đông kinh nghĩa thục tháng 3/1907 tại Hà Nội 2 ghép với …
3/ Hoàng Hoa Thám c/ lãnh đạo phong trào Duy tân ở Trung Kì 1908 3 ghép với …
4/ Lương Văn Can d/ kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, xin chấn chỉnh bộ máy quan lại … 4 ghép với …
  e/ lãnh đạo phong trào Đông du 1905 - 1909  
III. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG ( … ) SAO CHO ĐÚNG :
19/ Tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897 – 1914 ) :
Thực dân Pháp thành lập …………………………, đứng đầu là …………………………… Việt Nam bị chia làm  …………… với ba ………………………. khác nhau.
20/ Phong trào Đông du 1905 – 1909 :
Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, có một số người muốn dựa vào ……………... Các nhà yêu nước lập ra …………………………… do ……………………… đứng đầu, nhằm mục đích lập ra một nước …………………………….
B. TỰ LUẬN :
1/ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế ?
2/ Nội dung chính của chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam ( 1897 – 1914 ) như thế nào ?
3/ Theo em, tác hại trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với đời sống kinh tế, xã hội VN như thế nào?
4/ Thời phong kiến, nông thôn Việt Nam có những giai cấp nào ? Dưới thời thuộc Pháp, địa vị và thái độ chính trị của họ ra sao ?
5/ Cuối TK XIX - đầu TK XX, cùng với sự phát triển của đô thị VN ,các giai cấp và tầng lớp mới nào xuất hiện ? Địa vị và thái độ chính trị của họ ra sao ?
6/ Trình bày những nét chính của phong trào Đông du ( 1905 – 1909 ) ?
7/ Em hãy nhận xét về chủ trương sang Nhật cầu viện để giành độc lập của Hội duy tân do cụ Phan Bội Châu đứng đầu ?
8/Hãy rút ra bài học kinh nghiệm trước sự thất bại của phong trào Đông du ( 1905 – 1909 ) ?


 

Nguồn tin: NHÓM SỬ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây