KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG THEO CHỦ ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ 8

Thứ hai - 08/04/2019 06:38
Bài dạy hội giảng cấp tổ môn Địa Lí 8
HỘI GIẢNG CẤP TỔ
Chủ đề: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI ( ĐỊA LÍ 8)
BÀI 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI ( TCT 23)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí của VN trên bản đồ thế giới
- Biết VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA
- Biết nội dung, phương pháp học tập địa lí VN
2/ Kĩ năng:
  • Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới
 - Góp phần hình thành các năng lực tự học; hợp tác; tư duy  tổng  hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ;sử dụng tranh ảnh
 3/ Thái độ:
 - HS thêm hiểu và yêu mến đất nước con người VN. Từ đó nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
4. Định hướng hình thành năng lực
Thông qua bài học và tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành năng lực cho HS: năng lực làm việc nhóm, năng lực tuy duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng tranh ảnh giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH
1.  Chuẩn bị của GV
- Bản đồ các nước trên thế giới
 - Bản đồ khu vực ĐNÁ
 - Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến thành tựu KTXH VN
2. Chuẩn bị của HS
Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến thành tựu KTXH VN
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
1. Mục tiêu: giới thiệu những kiến thức đã có liên quan tới Việt Nam, to tâm thế hc tp cho HS,giúp HS ý thc đưc nhim v hc tp, hứng  thú với  hc i mi.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, hợp tác
3. Phương tiện: Máy chiếu, bản đồ, tranh ảnh...
4. Tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
Một học sinh lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu những đặc điểm hoặc hình ảnh tiêu biểu nhất của Việt Nam với bạn bè thế giới?
- GVdựa vào phần đóng vai của HS để dắt dẫn vào nội dung của bài học.
5. Dự kiến sản phẩm
- Những đặc điểm nổi bật về Việt Nam: Thiên nhiên xanh tốt quanh năm, có nhiều địa danh được công UNESCO công nhận, con người mến khách, yêu nước, với lịch sử đấu tranh hào hùng, những món ăn dân dã mang đậm bản sắc quê hương…
- Sản phẩm có thể rất khác nhau, nhưng gp HS có nhng ý nim ban đu v Việt Nam sp được tìm hiu trong bài học. Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài.

B. BÀI MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới
  1. Mục tiêu:
 - HS biết được vị trí  của Việt Nam  trên bản đồ TG
2. Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
3. Phương tiện:
Bản đồ các nước trên TG
4. Tổ chức hoạt động
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào lược bản đồ các nước trên TG và đọc thông tin mục I, hãy:
+ Xác định vị trí của VN?
+ VN gắn liền với lục địa nào?
+ Tiếp giáp với biển nào?
+ VN có chung biên giới đất liền với các quốc gia nào?
+ Biên giới trên biển vối quốc gia nào?
+ Với vị trí như vậy VN có những thuận lợi khó khăn gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện được. Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ để báo cáo kết quả.
HS lên bảng báo cáo kết quả làm việc và chỉ bản đ minh họa. Các HS khác đối chiếu với sản phẩm của cá nhân và tham gia thảo luận, bỏ sung, điều chỉnh.
Bước 4. GV đánh giá và chốt kiến thức.
 

- VN là quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời
 - VN gắn liền với lục địa Á-Âu, nằm phía đông bán đảo Đông Dương  và nằm gần trung tâm khu vực ĐNÁ.
- Tiếp giáp:
  + Phía bắc: giáp TQ
  + Phía tây: giáp Lào, Camphuchia
  + Phía đông: giáp Biển Đông

Hoạt động 2. Tìm hiểu VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA
1. Mục tiêu:  Biết VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA
2. Phương pháp, kĩ thuật: HS làm việc theo nhóm.Thời gian khoảng 6 phút.
3. Phương tiện:
Bản đồ các nước ĐNA
4. Tổ chức hoạt động
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào kiến thức đã học hãy:
? Chứng minh rằng VN là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNÁ?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết.
HS thực hiện công việc cá nhân trước, sau khi có kết quả cá nhân, tổ chức thảo luận nhóm. Trong quá trình thảo luận nhóm các cá nhân trong nhóm bổ sung nội dung cho sản phẩm của cá nhân.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện được. Gọi bất kì HS của một nhóm nào đó lên bảng báo cáo .
Các HS khác đối chiếu với sản phẩm của cá nhân và tham gia thảo luận, bổ sung, điều chỉnh.
Bước 4. GV đánh giá và chốt kiến thức.

- VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA
 + Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới gió mùa
 + Văn hoá: có nền văn minh lúa nước; tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó  với các nước trong khu vực.
 + Lịch sử: là lá cờ đầu trong KV về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
 +  Là thành viên của Hiệp hội các nước ĐNÁ(ASEAN)từ 1995. VN tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.
 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về VN trên con đường hội nhập
1. Mục tiêu:
- HS nắm một cách khái quát về những thành tựu mà VN đạt được trên con đường đổi mới
2.  Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
3. Phương tiện:
Bảng 22.1/ SGK
4. Tổ chức hoạt động
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào bảng 22.1/ SGK và đọc thông tin mục II/SGK,hãy:
? Nhận định kinh tế VN trước 1986?
? Sau 1986, nước ta phát triển kinh tế theo hướng nào?
? Những thành tựu tiêu biểu của nền KTXH từ sau công cuộc đổi mới KTXH 1986 đến nay?
? Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta 1990 – 2000 bảng 22.1?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết. GV có thể gọi 01 HS trả lời rồi hướng dẫn các HS khác trong lớp cùng làm việc.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện được. Gọi bất kì HS của một nhóm nào đó lên bảng báo cáo .
Các HS khác đối chiếu với sản phẩm của cá nhân và tham gia thảo luận, bổ sung, điều chỉnh.
Bước 4. GV đánh giá và chốt kiến thức.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN nước ta đã vượt qua những khó khăn thử thách và phát triển nền KT thị trường  theo định hướng XHCN
- Sau công cuộc đổi mới 1986 đến nay VN đã đạt được những thành tựu to lớn:
   + Thoát khởi tình trạng khủng hoảng KTXH kéo dài
   + GDP tăng nhanh và ổn định(7%/năm)
   + Từ chỗ phải nhập khẩu gạo, VN trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới
  + Cơ cấu kinh tế có sự chuyền dịch theo hướng CNH – HĐH
  + Nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu được đẩy mạnh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện
 
Hoạt động 4. Tìm hiểu về phương pháp học địa lí VN
1. Mục tiêu: Biết nội dung, phương pháp học tập địa lí VN
2.  Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
3. Phương tiện:
Atlat
4. Tổ chức hoạt động
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy:
? Nội dung của phần học địa lí VN?
? Ý nghĩa của học địa lí VN?
? Để học tốt địa lí VN em phải làm gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết. GV có thể gọi 01 HS trả lời rồi hướng dẫn các HS khác trong lớp cùng làm việc.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện được. Gọi bất kì HS trả lời .
Các HS khác đối chiếu với sản phẩm của cá nhân và tham gia thảo luận, bổ sung, điều chỉnh.
Bước 4. GV đánh giá và chốt kiến thức.
  • Nắm bắt tình hình kinh tế xã hội
  • Sử dụng Atlat
  • Liên hệ thực tiễn
  • Chuẩn bị bài kĩ….
C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
  • Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới
2.  Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
3. Phương tiện:
- Bản đồ các nước trên TG
4. Tổ chức hoạt động
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào Bản đồ các nước trên TG
? Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới
Bước 2: HS lên xác định trên bản đồ. GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết.
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
(Trường hợp không đủ thời gian GV hướng dẫn HS thực hiện cả hai nhiệm vụ học tập ở nhà)
1. Mục tiêu: Định hướng cho học sinh vận dụng được những kiến thức đã học trong bài học để để trả lời câu hỏi
2. Phương pháp, kĩ thuật: Hoạt động cả lớp, cá nhân
3. Phương tiện:
Dụng cụ học tập: Viết chì, compa…
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết:
? Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp và điều chỉnh nhiệm vụ đối với từng đối tượng HS khi cần thiết.
Bước 3. GV gọi một  HS thực hiện. HS khác bổ sung
Bước 4. GV chốt ý
V. Biên soạn câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Việt Nam tiếp giáp châu  nào?
  1. Á-Âu                                  B. Châu Âu
  1. Châu Mĩ                             D. châu Phi
2. Câu hỏi hiểu:
Câu 2. Vì sao khí hậu VN mang tính chất ẩm?
  1. Do mưa nhiều quanh năm
  2. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
  3. Do nằm gần chí tuyến Bắc
  4. Do núi và cao nguyên chắn ảnh hưởng của biển
Câu 3. Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu VN?
  1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
  2. Khí hậu nhiệt đới khô
  3. Khí hậu xích đạo
  4. Khí hậu lạnh


 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây