CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Y TẾ TRƯỜNG HỌC CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH!

Thứ tư - 11/04/2018 22:15
Kính thưa quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
* Khi đến trường, quá trình tiếp xúc với bạn bè có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp, sốt xuất huyết… Ngoài ra, các bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi (1 – 18) như viêm amidan, cảm nắng, tai nạn thương tích trường học,cong vẹo cột sống, cận thị…

1 BÉO PHÌ
 - Hiện nay tình trạng béo phì ở lứa tuổi học đường ngày càng tăng. Những nguyên nhân  dẫn đến béo phì là do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động. Thừa cân béo phì  không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến  nguyên nhân gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.
 - Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng cho trẻ quá dư thừa, nhưng hoạt động vận động ít.

 
 
 - Cách phòng tránh bệnh béo phì: Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây, quét sân, nhà…Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt.

2. CONG VẸO CỘT SỐNG
a  khái niệm
     Cong vẹo cột sống là những biến dạng của cột sống làm lệch hình thân thể Làm cho chúng ta xấu đi, mà khi sinh ra cha mẹ chúng ta đã cho ta một thân thể khỏe, đẹp. Vậy sao chúng ta lại không biết tự bảo vệ cho chính mình.
b  phân loại
   * Cong cột sống: cột sống có 4 hình thái
     + Gù: đoạn cổ và lưng cong quá nhiều.
     + Ưỡn: đoạn thắt lưng cong quá nhiều.
     + Còng: đoạn thắt lưng cong ngược ra trước.
     + Bẹt: đoạn thắt lưng không có độ cong sinh lý.
  * Vẹo cột sống:
 Nhìn từ phía sau nếu cột sống lệch sang bên trái hoặc bên phải. Thường gặp 2 dạng:
     + Vẹo đều sang bên trái hoặc bên phải, chỉ có 1 đoạn cong (hình chữ C).
     + Vẹo với 2 đoạn cong đối lập nhau, ví dụ đoạn cổ- lưng cong sang phải (hình chữ S)
C  nguyên nhân
     + Ngồi học không đúng tư thế (ngồi không ngay ngắn, nằm, quỳ, nghiêng khi học bài).
     + Kích thước bàn ghế không phù hợp (Bàn ghế quá cao hay quá thấp, quá chật, thiếu chỗ ngồi học).
     + Lao động qua nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều 2 bên vai hoặc cắp cặp vào nách.
     + Mắc còi xương, suy dinh dưỡng.
 d.  ảnh hưởng
     + Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học tập không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập.
    + Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung chậu (đặc biệt với các em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành)
    + Cơ thể lệch, vai không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
e. phòng chống cong vẹo cột sống
    + Tư thế ngồi học phải đúng, ngay ngắn.
    + Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh.
    + Không nên sách cặp hoặc đeo cặp qúa nặng 1 bên vai, nên đeo cân hai vai.
    + Lao động và tập luyện vừa sức.
    + Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
         Trên đây là một số tác nhân gây bệnh, và cách phòng tránh để chúng ta biết tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân chúng ta. 



3. NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU.
 - Nhà vệ sinh trường quá bẩn, trẻ ham chơi quên đi tiểu dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi con vào Tiểu học. Bệnh do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu.
 - Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.
4. VIÊM AMIĐAN CẤP.
 Trẻ trong độ tuổi (6-17 tuổi) rất hay gặp chứng viêm Amidan cấp, Amidn phì đại. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập. Bệnh gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim.
Bệnh do virut gây ra, khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm… Trẻ Tiểu học sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang dễ mắc viêm Amidan.
Triệu chứng:
 - Trẻ có triệu chứng đột ngột sốt cao, mệt mỏi, đau họng khi nuốt, hơi thở hôi.
 - Hạch cổ sưng đau, gây chán ăn.
 - Trẻ ho đờm.
 - Há to miệng sẽ thấy 2 amiđan sưng to, đỏ, có chấm mủ trắng.



 - Cha mẹ nên giữ cho con không bị lạnh, tránh tiếp xúc môi trường khói thuốc lá, bụi bẩn… Hướng dẫn trẻ súc miệng và họng bằng nước muối loãng. Khi bị viêm amidan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Tốt nhất, nên điều trị triệt để các bệnh vùng mũi họng như sâu răng, viêm họng, viêm xoang.
4. TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
a. một số tai nạn thường gặp:
  - TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, năm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
  - Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.
  - Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
  - Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
 - Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống.
 - Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải...
 - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
 - Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
 - Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

b. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TNTT:
 Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường, yêu cầu Giáo viên cũng như Các bậc cha mẹ trẻ có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa 
- Phòng ngã
Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:
+  Sân trường cần bằng phẳng và không bịtrơn trượt
+  Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
+ Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.
+ Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được.
+  Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

-  Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
+  Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí.
+  Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.

- Phòng ngừa tai nạn giao thông
+ Trường phải có cổng, hàng rào.
+ Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.

- Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
+ Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.
+ Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.

- Phòng ngừa đuối nước
Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn.
Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Bể bơi  cần có phao cứu sinh.

- Phòng ngừa điện giật
+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
- Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu.

5. SAY NẮNG
a.triệu chứng của say nắng
- Nhiệt độ 40,5 độ C. Thường ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.
- Đau nhói đầu.
- Chóng mặt và choáng váng.
- Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
- Da đỏ, nóng và khô.
- Yếu cơ hoặc chuột rút.
- Buồn nôn và nôn.
- Nhịp tim/mạch nhanh, tim/mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.
- Thở nhanh và thở nông.
- Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt.
- Co giật.
- Hôn mê.
b.sơ cứu ban đầu với người say nắng.
 
Để hạ nhiệt, nên áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ cho bệnh nhân say nắng.
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi y tế đến, đưa bệnh nhân tới nơi có điều hòa hoặc ít nhất là chỗ râm mát và cởi bỏ các quần áo không cần thiết.
Nếu có thể, nên đo nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân rồi sơ cứu để hạ nhiệt độ cơ thể xuống còn 38,3-38,8 độ C. Trường hợp không có nhiệt kế, tiến hành sơ cứu ngay bằng các phương pháp làm mát sau:
- Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.
- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.
- Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.
 
Làm việc ngoài trời khi nhiệt độ cao dễ có nguy cơ say nắng
 c.cách phòng say nắng.
- Khi nhiệt độ ngoài trời cao, bạn tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa. Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt theo các bước sau:
- Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước, ít nhất là khoảng 8 cốc gồm nước lọc, nước trái cây hoặc nước rau... Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích bổ sung đồ uống thể thao giầu chất điện giải trong các đợt nóng.
- Thực hiện các biện pháp dự phòng bổ sung khi tập luyện hoặc đi bộ ngoài trời, uống khoảng 710 ml nước trước 2 giờ tập luyện và cân nhắc bổ sung một cốc (khoảng 240 ml) nước hoặc đồ uống thể thao ngay trước khi tập. Trong khi tập, cứ mỗi 20 phút, bạn nên uống một cốc nước, ngay cả khi không cảm thấy khát.
- Thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn.
          Cuối cùng xin chúc quý thầy cô và các em học sinh có một sức khỏe tốt để làm việc và học tập!







Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây