DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU .Năm học 2018-2019

Thứ tư - 17/04/2019 03:46
Dạy học theo chủ đề giúp phát triển năng lực của người học. Cụ thể qua chủ đề Dấu câu, người học nhận thức được:+ Hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ pháp một số dấu câu (Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép).+ Biết cách sử dụng các loại dấu câu khi viết.+Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.

       
GIÁO ÁN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ DẤU CÂU
                        NĂM HỌC 2018-2019
                
BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết theo bài học
+ Hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ pháp một số dấu câu (Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép).
+ Biết cách sử dụng các loại dấu câu khi viết.
+Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
BƯỚC 2: Xây dựng chủ đề bài học
-Gồm 3 đơn vị kiến thức: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Vận dụng vào đặt câu, viết đoạn.
-Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.
BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học
+ Kiến thức:
- Hiểu được công dụng, ý nghĩa ngữ pháp của các dấu câu: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và một số loại dấu câu đã học.
+Kỹ năng:
- Biết sử dụng các loại dấu câu. Sử dụng phối hợp với các loại dấu câu khác.
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi thường gặp trong bài viết của mình và của người khác.
- Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết văn bản.
+ Định hướng năng lực:
 - Năng lực nhận thức, biết cách sử dụng dấucâu.
 - Năng lực nhận biết về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
  - Năng lực giải quyết vấn đề.
  -  Năng lực sáng tạo.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng lực tự học.
BƯỚC 4: Xác định mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi, bài tập cốt lõi để có thể sử dụng kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh.
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Nắm được công dụng của 3 loại dấu câu: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của dấu câu được sử dụng trong đoạn văn. Viết đoạn văn có sử dụng 3 loại dấu câu một cách hợp lý.

 BƯỚC 5:  Biên soạn câu hỏi/bài tập:
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao.
-Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
- Dấu ngoặc kép dùng để làm gì ?
- Dấu hai chấm dùng để làm gì
- Ba loại dấu câu khác nhau như thế nào khi sử dụng?
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Người ta có thể bỏ không dùng  loại dấu câu này được không? Vì sao
- Phát hiện lỗi về dấu câu và thay các dấu câu thích hợp.   
  -Viết đoạn văn  tự sự, miêu tả hoặc thuyết minh khoảng 5 đến 7 dòng có sử dụng 3 loại dấu câu.
- Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có  dấu ngoặc kép phù hợp – Ví dụ cụ thể

BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học.
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv cho học sinh thực hiện theo nhóm, tìm các loại dấu câu đã học, thi xem nhóm nào kể được đúng tên các loại dấu câu.
Gv dẫn vào bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của dấu ngoặc đơn.
 Giáo viên chiếu ví dụ.
 
I. Dấu ngoặc đơn.
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
Tác dụng của dấu ngoặc đơn:
GV hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm ( nhóm lớn):
Gv giao nhiệm vụ: đọc các ví dụ, cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích.
 GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. Học sinh trong lớp nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét phần trình bày của học sinh, chốt ý.

 
 
 
 
 
 
a. Giải thích để làm rõ họ là ai?
b. Thuyết minh về một loại động vật mà tên của nó được dùng để đặt tên một con kênh.
c. Dấu ngoặc đơn(1): Bổ sung thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả Lý Bạch.
Dấu ngoặc đơn (2) : Giải thích cho người đọc biết huyện Xương Long thuộc Miên Châu là ở tỉnh Tứ Xuyên.
 
 
Gv Cho học sinh thảo luận cặp đôi.
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản trong đoạn trích có thay đổi không? Vì sao?
*Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. HS trong lớp nhật xét. GV đánh giá việc thảo luận của học sinh.
( Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần giải thích, nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ nó không thuộc vào phần nghĩa cơ bản.)
 
GV sử dụng kỹ thuật dạy học trình bày trong một phút.
? Vậy qua ví dụ này, em thấy dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
 Giáo viên lưu ý học sinh:
+ Phần được ghi trong dấu ngoặc đơn được gọi là  phần chú thích.
+ Trong thực tế khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học, đôi khi chúng ta đã bắt gặp trường hợp dùng dấu (?) để tỏ ý hoài nghi và dấu (!) để tỏ ý nghĩa mỉa mai.
Ví dụ “ Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu cưỡng bức (!) - (Nguyễn Ái Quốc).
+ Đôi khi dấu ngoặc đơn được dùng với cả dấu ? và dấu ! (?!) để tỏ ý vừa mỉa mai vừa hoài nghi. Chúng ta có thể coi đây là một biểu hiện đặc biệt của trường hợp dùng dấu  ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung thêm.
3. Kết luận: Ghi nhớ
* Bài tập nhanh    Gv chiếu ví dụ, cho học sinh nêu công dụng của dấu ngoặc đơn.
 
 
*Hoạt động 2:  Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của dấu hai chấm.
Giáo viên chiếu ví dụ trên máy chiếu.
II. Dấu hai chấm.
a. Ví dụ
b. Nhận xét:
 Tác dụng của dấu hai chấm.
 
Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn.
Giáo viên giao nhiệm vụ:
?  Dấu hai chấm có tác dụng gì trong các đoạn trích?
 ?  Qua 3 ví dụ  này , em thấy dấu hai chấm có những công dụng gì?
* Học sinh trình bày kết quả thảo luận. HS cả lớp nhận xét.
 Gv đánh giá việc thảo luận của học sinh và chốt ý.
a. Dấu hai chấm: Dùng để đánh dấu,  báo trước lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Chắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn.
b. Dùng để đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp.
c. Dùng để đánh dấu, báo trước phần giải thích lý do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
c. Kết luận: Ghi nhớ
* Bài tập nhanh  (Bài tập 2 trang 136)
  Công dụng của dấu hai chấm:
a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: Họ thách nặng quá.
b) Dấu hai chấm (1):  Đánh dấu , báo trước lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn.
Dấu hai chấm (2):  Đánh dấu , báo trước phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt  khuyên Dế Mèn.
c) Đánh dấu,  báo trước phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
*  HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
   Bài tập 3:  Gv sử dụng kỹ thuật dạy học chia sẻ cặp đôi. Yêu cầu học sinh trình bày. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu :
 - Xem có thể bỏ dấu hai chấm ? vì sao?
 - Tác dụng của dấu hai chấm ở đoạn văn?
   Bài tập 4: 
Gv cho học sinh làm bài theo nhóm. Yêu cầu học sinh quan sát đoạn trích và nhận xét
  a. Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không ? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
   b. Nếu viết lại “ Phong Nha gồm: Động khô và động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn  được không? Vì sao?
   Giáo viên lưu ý học sinh: Chỉ trong những trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng dấu ngoặc đơn.
 *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  Bài tập 5 
 Gv cho học sinh hoạt động cá nhân. Yêu cầu :
  a. Xem bạn chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?
  b. Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là một bộ phận của câu không?
4. Bài tập 6: 
Bài tập sáng tạo: Viết đoạn văn  ngắn gọn nói về việc cần thiết phải hạn chế sự gia tăng dân số. Trong đoạn văn có dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
+ Gv cho 1 học sinh lên bảng viết. Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét và sửa bài.
 *HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Yêu cầu học sinh về nhà dọc lại các đoạn văn của mình viết trong bài tập làm văn để phát hiện việc sử dụng dấu câu chưa đúng để sửa lại cho đúng.
Tìm thêm trong các văn bản có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm để thấy tác dụng của nó.
  










  II. Luyện tập
Bài tập 3: 
      Có thể bỏ được vì ý nghĩa của đoạn văn không thay đổi. Nhưng nếu bỏ thì nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.



Bài tập 4: 
a. Thay được vì như vậy ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc vào phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
b. Nếu viết lại “ Phong Nha gồm: Động khô và động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế Động khô và Động nước không thể coi là thuộc phần chú thích.
 Bài tập 5 
a. Sai vì dấu ngoặc đơn cũng như dấu  ngoặc kép bao giờ cũng được dùng thành cặp.
Sửa:  thêm một dấu ngoặc đơn vào cuối đoạn.
Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một biệm pháp của câu.
* Lưu ý: Phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.
Bài tập 6: Bài tập sáng tạo: Viết đoạn văn  ngắn gọn nói về việc cần thiết phải hạn chế sự gia tăng dân số
 
                                    
                                     TIẾT 2 :  DẤU NGOẶC KÉP
 
H.động của GV Nội dung cần đạt
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv chiếu trên màn hình câu chuyện Đánh rơi dấu câu. Gv yêu cầu học sinh quan sát và   nêu lên tầm quan trọng của dấu câu trong văn bản.
GV đẫn vào bài.
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động  tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
 GV sử dụng máy chiếu, chiếu ví dụ.
 


I. Công dụng của dấu ngoặc kép.
1.Ví dụ:
 
*Giáo viêncho học sinh thảo luận nhóm. GV phát phiếu học tập cho các nhóm: yêu cầu học sinh đọc các ví dụ và chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ.
? Em hãy xác định công dụng của dấu ngoặc kép ở mỗi ví dụ trên?
* GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. Học sinh trong lớp nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét,  đánh giá việc trình bày của học sinh.
* Gv tổng hợp ý kiến và chốt ý.
Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng các từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: Khai hoá văn minh cho một dân tộc lạc hậu.
*Gv hướng dẫn học sinh ghi bài.
2. Nhận xét
a. Dấu ngoặc dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b. Dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặcbiệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: - - - Dùng từ ngữ “ Dải lụa” để chỉ  chiếc cầu.
c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Từ ngữ mà thực dân Pháp thường nói khi cai trị nước ta).
+ Đánh dấu những từ ngữ có ý mỉa mai.
d. Dùng để đánh dấu tên của 3 ví dụ.
*Gv sử dụng kỹ thuật dạy học chia sẻ, thảo luận cặp đôi.
 Gv giao nhiệm vụ: Dấu ngoặc kép được dùng ở ví dụ d có giống với dấu  ngoặc kép dùng ở 3 ví dụ trên không?
  • Học sinh trình bày kết quả. Học sinh trong lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của học sinh và chốt ý.
 
 *Gv sử dụng kỹ thuật dạy học trình bày trong một phút.
? Từ việc phân tích 4 ví dụ trên, em hãy cho biết dùng dấu ngoặc kép  có tác dụng gì?
3. Kết luận: Ghi nhớ
* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Yêu cầu HS thực hiện làm bài theo nhóm.
Bài tập 1: Yêu cầu giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.

























Bài tập 2:   Giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học chia sẻ cặp đôi và giao nhiệm vụ:  Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép  vào chỗ thích hợp.  Giải thích lý do đặt dấu câu.
Học sinh trình bày. Học sinh trong lớp nhận xét. Gv chốt ý. Học sinh sửa bài, làm bài trong vở.
















*HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:

Bài tập 3: Gv sử dụng kỹ thuật dạy học theo nhóm.
Giải thích vì sao hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác nhau:
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày. Học sinh trong lớp nhận xét và bổ sung.
 Gv nhận xét phần trình bày của học sinh và chốt ý:
+ Khi ta trích lời dẫn trực tiếp phải dùng đủ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Khi ta trích lời dẫn một cách gián tiếp (chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt thành câu văn của người viết) không phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Bài tập 4: Gv yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
  + Viết đoạn văn thuyết minh ngắn (về công dụng của cây bút máy hoặc bút bi) có dùng dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Sau đó giải thích công dụng của các loại dấu câu này.
 *HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Gv yêu cầu học sinh về nhà viết các đoạn văn (với chủ đề tự chọn) có sử dụng dấu ngoặc kép với các công dụng vừa học trong tiết học.
-Tìm trong các văn bản sử dụng các loại dấu câu để thấy được tác dụng của nó.
-So sánh công dụng của các loại dấu câu đã học để thấy được sự khác biệt.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Yêu cầu giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
 - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
a. Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó Vàng muốn nói với lão.
b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai; Một anh chàng được coi là “người hầu cận của ông Lý” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã ra thềm.
c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d. Từ ngữ được dẫn trực  tiếp (những từ ngữ mà thực dân Pháp khi cai trị nước ta hay dùng).
    - Vừa đánh dấu những từ ngữ dùng với ý mỉa mai.
e. - Từ ngữ được dẫn trực tiếp “Mặt sắt”, “Ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du.
- Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi  đặt phần dẫn vào dấu ngoặc kép.
 - Dùng để đánh dấu phần giải thích cho từ “họ” trước đó.
Bài tập 2: 
a. Đặt dấu hai chấm  Sau “cười bảo” (đánh dấu  (báo trước) lời dẫn trực tiếp).
   Dấu ngoặc kép  ở  “cá tươi” và “tươi”( đánh dấu từ ngữ được dẫn lại).                 
b. Đặt dấu hai chấm  sau “ chú Tiến Lê”  đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp.
 - Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “ Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” (đánh dấu lời dẫn trực tiếp).
 Lưu ý viết hoa từ “ cháu” vì mở đầu của một câu.
c. Đặt dấu : sau “ bảo hắn” (đánh dấu,  báo trước lời dẫn trực tiếp).
 - Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại : “Đây là… đi ..” (Đánh dấu lời dẫn trực tiếp).
Cần viết hoa từ  “đây” và lưu ý là lời dẫn trực tiếp trong trường hợp này không phải là lời của người khác mà là lời của chính người nói (Ông giáo) được dùng vào một thời điểm (lúc con trai Lão Hạc trở về).
Bài tập 3: 
Giải thích vì sao hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác nhau:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của chủ tịch HỒ CHÍ MINH.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).

Bài tập 4:
  + Viết đoạn văn thuyết minh ngắn (về công dụng của cây bút máy hoặc bút bi) có dùng dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+  Giải thích công dụng của các loại dấu câu này
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây