Chuyên đề cấp trường môn Vật lý 9

Thứ tư - 28/11/2018 10:20
TRƯỜNG THCS LIÊN ĐẦM   TỔ: LÝ - HÓA - SINH CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNGTiết 9 - BÀI 9:  ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN
I.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
- Hiểu được điện trở của các dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Hiểu được khái niệm điện trở suất, công thức tính điện trở.
2)Kĩ năng :
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn vật liệu làm dây dẫn .
- Vận dụng công thức tính điện trở
3)Thái độ:
            - Tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu kiến thức của bài học, hợp tác, trao đổi với các thành viên khác nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ học tập được giao.
4) Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ
  1. Giáo viên:
- Bộ dụng cụ đo R bằng vôn kế và ampe kế        
- Các dây dẫn cùng chiều dài, cùng tiết diện,khác vật liệu.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi bài, giấy nháp,…
- Chuẩn bị nội bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
  1. Hoạt động 1 (Khởi động):Tạo tình huống xuất phát (5 phút)
  1. Mục tiêu:
- Tạo tình huống để học sinh nhận biết điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
b) Nội dung :
- Học sinh bước đầu nhận biết được điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành Các câu lệnh
Gv cho học sinh đóng vai
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đóng vai
Hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề cần giải quyết của bài học
 
Yêu cầu 2 học sinh đóng vai là hai cuộn dây. Một bằng đồng, một bằng nhôm.
Cả lớp nhận ra các đặc điểm khác nhau của 2 cuộn dây.
Nếu dùng hai cuộn dây này làm điện trở thì có khác nhau không? Hai tiết trước ta đã nghiên cứu sự phụ thuộc R vào chiều dài, tiết diện. Vậy hôm nay, ta nghiên cứu vấn đề còn lại và tổng hợp thành công thức tính R
d) Sản phẩm mong đợi: 
- Học sinh bước đầu nhận biết được điện trở phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Học sinh xác định được mục tiêu cần tìm hiểu của bài học.
2.Hoạt động 2 ( Hình thành kiến thức) (25 phút)
a) Mục tiêu: Thông qua các thí nghiệm học sinh rút ra được kiến thức:
- Hiểu được điện trở của các dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Hiểu được khái niệm điện trở suất, công thức tính điện trở.
b) Nội dung : Làm các thí nghiệm thu thập thông tin
c) Tổ chức hoạt động:
Nội dung 1: Tìm hiểu điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn (15 phút)
Tiến hành Các câu lệnh
Làm  thí nghiệm
Kĩ thuật dạy học:  bàn tay nặn bột





Kĩ thuật dạy học:  thuyết trình
 
- Yeâu caàu caùc nhoùm hoạt động:
+ Đề suất phương án làm thí nghiệm
+ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để tiến hành thí nghiệm xác định điện trở của các dây dẫn
+ Lập bảng ghi kết quả thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
+ Rút ra nhận xét
-Yêu cầu đại diện nhóm lên thuyết trình hoạt động của nhóm.
Nội dung 2 :  Xây dựng khái niệm điện trở suất và công thức tính điện trở (10 phút)
Tiến hành Các câu lệnh
GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân tìm hiểu về điện trở suất


GV trình chiếu bảng điện trở suất
GV: Như vậy dựa vào bảng điện trở suất: nếu biết chất cấu tạo vật ta có thể tra bảng để biết điện trở suất, ngược lại nếu biết điện trở suất của một chất ta cũng có thể tra bảng để biết chất cấu tạo nên vật.
Giải thích ý nghĩa điện trở suất




Thiết lập công thức tính điện trở

Kỹ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

 
(?) Điện trở suất của một chất cho biết điều gì?
(?) Kí hiệu điện trở suất?
(?) Đơn vị điện trở suất.

(?) Điện trở suất của đồng bằng bao nhiêu?
(?) Một chất có điện trở suất là 1,7.10-8 Ωm
chất đó là chất nào?



(?) Nói điện trở suất  của nhôm là 2,8.10-8 Ωm có ý nghĩa như thế nào?
(?) Tương tự, nói điện trở suất  của niken là 4,4.10-6 Ωm.K có ý nghĩa như thế nào?

GV: Như vậy chúng ta đã biết điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, chất cấu tạo nên vật.
- Em hãy thiết lập công thức tính điện trở 
- Giải thích các kí hiệu trong công thức.
d) Sản phẩm mong đợi:
- Viết được công thức tính điện trở 
- Hiểu được điện trở của các dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Hiểu được khái niệm điện trở suất, công thức tính điện trở.
- HS tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
3.Hoạt động 3( củng cố kiến thức và vận dụng ) (13 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
-  Học sinh vận dụng được công thức tính điện trở.
           b) Nội dung:
- Vận dụng công thức tính điện trở.
            c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành Các câu lệnh
GV yêu cầu học sinh thực hiện C4








GV yêu cầu học sinh thực hiện C5a
 
(?) Tóm tắt bài toán?
(?) Hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập tính điện trở dây dẫn.
GV yêu cầu học sinh chuyển phiếu học tập chấm chéo. Gọi 1 học sinh trình bày kết quả.
Những bạn nào hoàn thành đúng bài tập thí giơ tay. (GV kiểm tra hoạt động cá nhân của học sinh)
(?) Tóm tắt bài tập?
(?) Trong bài tập có tiết diện chưa? Đã cho đại lượng nào?
(?) Hoạt động cá nhân tính tiết diện của dây dẫn, rồi tính R
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng tính, các học sinh dưới lớp hoạt động cá nhân hoàn thành trong phiếu học tập.
Sau khi học sinh hoán thành, yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét hai học sinh làm trên bảng.
d) Sản phẩm mong đợi:
- Học sinh vận dụng được công thức tính R
- HS hợp tác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
4. Hoạt động 4 (Tìm tòi, mở rộng): (2 phút) (Giao việc về nhà)
a) Mục tiêu:
- Tìm tòi mở rộng kiến thức về điện trở dây dẫn
- Vận dụng kiến thức để gải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung:
- Mở rộng kiến thức về điện trở dây dẫn
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành Các câu lệnh
Giao nhiệm vụ tìm tòi mở rộng cho HS






Giao việc về nhà
 
+ Vật liệu thường dùng làm lõi dây dẫn điện ?
+ Nhà em dùng loại dây dẫn điện loại nào? Vì sao?
+ Theo em, nên chọn dây dẫn điện như thế nào góp phần bảo vệ môi trường? Giải thích ?
- Nêu được ví dụ chứng tỏ điện trở phụ thuộc vào vật liệu.
- Viết được công thức tính điện trở dây dẫn.
- Vận dụng công thức tính điện trở để làm các bài tập trong sách bài tập.
d) Sản phẩm mong đợi:
- Liên hệ thực tế, giải quyết các vấn đề liên quan điện trở dây dẫn.
- Yêu thích môn học, kích thích tìm tòi khám phá.
- HS thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ GV giao về nhà.
            





















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây